Các thách thức và cơ hội của ngành CNTT trong bối cảnh chuyển đổi hóa 4.0

10/05/2022 | 14:48:14
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng những tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ trong những năm gần đây, dẫn đến một hệ thống kinh tế mới thu hút được nhiều sự quan tâm. Nó cũng đã làm dấy lên tranh luận về tác động của ngành ICT và các cơ hội kinh tế cũng như những thách thức mà ngành tác động đối với nền kinh tế thế giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam.

Theo số liệu thống kế và khảo sát năm 2019, ngành công nghiệp ICT được đánh giá là một ngành kinh tế quan trọng đối với Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao với doanh thu ước tính đạt 112 tỷ USD, tăng trưởng 9.8% so với năm 2018 và đóng góp hơn 14% tổng GDP và nộp ngân sách Nhà nước trên 53 nghìn tỷ đồng.

Đại dịch Covid-19 bùng nổ toàn thế giới, cũng tác động không nhỏ tới ngành ICT của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020, theo ước tính tổng doanh thu công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông trong nửa đầu năm 2020 ước tính 50 tỷ USD, tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Và cuối năm 2020 theo đánh giá của thị trường ICT, sự tăng trưởng đã diễn ra mạnh mẽ hơn.

Đứng trước các biến động toàn cầu cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam xác định rõ vai trò của mình trong bối cảnh công nghiệp 4.0, với mong muốn mạnh mẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế với các sản phẩm: Make in Vietnam, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 12 năm 2020 đã tổng hợp và mang lại quá nhiều nguồn thông tin, dữ liệu đáng ghi nhớ, tự hào và là động lực phát triển cho các doanh nghiệp của Việt Nam

Các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp công nghệ sẽ đối mặt trong bối cảnh hiện này:

Thứ nhất, kinh tế Việt Nam đang thích ứng với giai đoạn bình thường mới: Theo số liệu thống kê trên ta thấy rõ, với bối cảnh toàn cầu thời gian qua, 63,2% doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khảo sát tin tưởng việc thích ứng trong giai đoạn này.

Thứ hai, làn sóng chuyển dịch của các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á:  Đại dịch Covid-19 bùng nổ, các nhà đầu tư nước ngoài thay vì chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chế biến – chế tạo, bất động sản, bán buôn, bán lẻ… thì nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các lĩnh vực (i) Công nghệ thông tin, công nghệ cao; (ii) thiết bị điện tử, phụ kiện; (iii) logistic, thương mại điện tử.

Thứ ba, công tác chuyển đổi số trên cả nước diễn ra mạnh mẽ: Trong thời gian qua, năm 2020, các sản phẩm công nghệ thông tin – viễn thông trở thành một trong những phương thức cứu cánh quan trọng hàng đầu trong công tác truy vết các ca bệnh, cung cấp các thông tin liên tục thông qua tin nhắn, phần mềm Bluezone, và việc học trực tuyến của toàn bộ các cấp học trong cả nước, cùng với việc thanh toán online,….

Thứ tư, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA: Việt phê chuẩn Hiệp định EVFTA đã giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU và ngược lại, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của chúng ta trong việc duy trì và tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa không chỉ riêng với ngành ICT.

Thứ năm, thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại: Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ hạ tầng 5G và sản xuất thiết bị 5G, đây là kết quả của sự nỗ lực sáng tạo và quyết tâm bền bỉ không ngừng của các doanh nghiệp công nghệ Việt.

Ngoài các thách thức liên quan đến việc thiếu không gian cho doanh nghiệp số, các doanh nghiệp còn rời rạc, chưa kết nối chủ động tham gia hệ sinh thái số, cơ chế quản lý nhà nước cho các starup còn  nhiều thủ tục hành chình thì thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin như khi hội nhập TPP, AEC thì sự chuẩn bị nhân lực tham gia thị trường, sự phát triển và thay đổi rất nhanh của công nghệ và tính hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực là một thách thức rất lớn.

 
Messenger Zalo Return To Top
0916757881