Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu liên quan đến an toàn đối với mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (dưới đây viết tắt là mũ) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với mũ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
- Quai đeo.
- Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc.
- Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.
- Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:
Gia tốc
|
Chu vi vòng đầu < 500mm
|
Chu vi vòng đầu ≥ 500mm
|
Gia tốc dội lại tức thời
|
225 g
|
300 g
|
Gia tốc dư sau 3 miligiây
|
175 g
|
200 g
|
Gia tốc dư sau 6 miligiây
|
125 g
|
150 g
|
CHÚ THÍCH: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường g = 9,80665 m/s2.
- Mũ phải chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên theo mục 6 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, đầu đâm xuyên không được chạm vào dạng đầu thử bên trong mũ.
- Quai đeo phải chịu được thử nghiệm theo mục 7 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Khi thử, độ dịch chuyển của gá móc quai đeo giữa hai lần đặt tải ban đầu và tải thử nghiệm không được vượt quá 25 mm.
- Độ ổn định của mũ phải đạt các yêu cầu quy định trong mục 8 của Phụ lục của Quy chuẩn này.
- Kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo tầm nhìn của người đi mô tô, xe máy trong khi sử dụng, cụ thể:
+ Góc nhìn bên phải và bên trái của mũ khi tiến hành đo góc nhìn theo mục 9 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1050.
+ Góc nhìn phía trên, α, không được nhỏ hơn 70, góc nhìn phía dưới, β, không được nhỏ hơn 450.
- Kính chắn gió, nếu có, phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Chịu được thử nghiệm theo điểm 10.1 của Phụ lục của Quy chuẩn này.
+ Nếu kính bị vỡ, không được tạo thành các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 600.
- Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm theo điểm 10.2 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 85%.
3. Về ghi nhãn
- Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.
- Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.
- Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
+ Tên sản phẩm: Phải có cụm từ ″Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy″;
+ Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
+ Cỡ mũ;
+ Tháng, năm sản xuất.
- Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
+ Tên sản phẩm: Phải có cụm từ ″Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy″;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;
+ Xuất xứ hàng hoá ;
+ Cỡ mũ;
+ Tháng, năm sản xuất.
LƯU Ý:
- Đối với mũ sản xuất trong nước
- Phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
- Mũ sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên vỏ mũ.
- Đối với mũ nhập khẩu:
- Phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này cho từng kiểu mũ.
- Mũ nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên vỏ mũ.
- Đối với mũ lưu thông trên thị trường:
- Mũ lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và nhãn mũ.
- Mũ lưu thông trên thị trường phải chịu kiểm tra nhà nước về chất lượng.
CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHỨNG NHẬN HỢP QUY MŨ BẢO HIỂM QCVN 2:2008/BKHCN TẠI BLT.CERT
BLT.cert là Tổ chức chứng nhận sự phù hợp hợp có đầy đủ năng lực với đội ngũ chuyên gia đánh giá hơn 20 năm tuổi nghề. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã chứng nhận cho hàng trăm doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên khắp cả nước cũng như các bên kinh doanh mũ bảo hiểm.
Quy trình chứng nhận Mũ bảo hiểm tại BLT.cert cam kết đảm bảo cho khách hàng các tiêu chí:
✓ Nhanh chóng - Uy tín - Tiết kiệm.
✓ Dấu hợp quy được thừa nhận.
✓ Giấy chứng nhận có hiệu lực toàn quốc.
✓ Cấp mã QR tra cứu hiệu lực chứng chỉ và cập nhật thông tin doanh nghiệp trực tuyến trên hệ thống hoạt động của BLT.cert với mạng lưới rộng khắp cả nước.
✓ Hỗ trợ thử nghiệm trong thời gian nhanh nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm theo QCVN 2:2008/BKHCN và các tiêu chuẩn phù hợp liên quan vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916.757.881 để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc Quý khách hàng có thể điền các thông tin theo Form báo giá dưới đây để nhận báo giá với mức chi phí hợp lý.