Dịch vụ Logistics ở Việt Nam có cơ hội và thách thức gì?

10/05/2022 | 13:57:13
Việc ký kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam – EU đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành Logistics Việt Nam. Hiện tại thị trường Logistics tại Việt Nam đang khá sôi động với sự tham gia của khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và 25 tập đoàn giao nhập hàng đầu thế giới với nhiều hình thức.

Theo báo cáo Chỉ số năng lực hoạt động Logicstics (LPI) năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với nâm 2016 (64/160). Trong ASEAN, Việt Nam đứng sau hai nước là Singapore và Thái Lan. Chỉ số LPI của Ngân hàng thế giới được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics mỗi nước. 

LPI gồm 2 chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước, vì logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa.

  • LPI quốc tế được đánh giá trên 6 tiêu chí, bao gồm: hạ tầng, giao hàng, năng lực, truy xuất, thời gian và thông quan.
  • LPI trong nước được đánh giá trên 4 tiêu chí: hạ tầng, dịch vụ, thủ tục – thời gian làm thủ tục tại biên giới và độ tin cậy của chuối cung ứng.

Ảnh minh họa

Với việc xếp top hạng khá hấp dẫn 39/160 một lần nữa giúp ngành Logistic của chúng ta nhìn lại những cơ hội và thách thức hiện nay để cải thiện năng lực của các doanh nghiệp hơn nữa để tăng bước tiến trong thời gian tới. 

Thứ nhất, với sự bùng nổ về thương mại điện tử đang tạo ra cơ hội lớn cho lĩnh vực E-Logistics. Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh số bán lẻ thương mại điện tử trong giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Những thay đổi trong thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành Logistic của chúng ta cải thiện các phương thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Logistics phải mở rộng các kênh E-Logistics theo hướng chuyên hóa để đáp ứng nhu cầu mua hàng điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp thương mại điện tử đang từng bước tái cấu trúc hệ thống logistics của mình, để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hành.

Thứ hai, hạ tầng là một trong những tiêu chí đầu tiên kho đo lường cả chỉ số LPI quốc tế và LPI trong nước. Hiện nay, với cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam đã được đầu tư khá bài bản từ hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp, các dịch vụ đi kèm đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa đạng của thị trường. Đây chính là cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, thức đẩy xuất khẩu và hình thành nên các chuối cung ứng logistics toàn diện, đa dạng.

Thứ ba, có thể thấy, các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả quy mô và năng lực vẫn chưa đủ mạnh, chủ yếu đóng vai trò "vệ tinh" cho các doanh nghiệp logistics từ nước ngoài. Trong bối cảnh thị phần còn lớn nhưng các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu của người tiêu dùng, việc các công ty nhỏ lẻ có thể cùng hợp tác và liên kết để tạo nên sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ đem lại rất nhiều viễn cảnh khả quan cho toàn bộ ngành. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các bên nhằm hướng tới thúc đẩy và phát triển dịch vụ logistics ở nước ta là điều rất cần thiết hiện nay.

Trên đây là những chia sẻ của BLT.cert về tình hình chung của ngành Logistics tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, hy vọng quý bạn đọc cũng như các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội đổi mới trong thời gian tới để cải tiến và nâng cao thị phần và giá trị chuỗi cung ứng trong lĩnh vực Logistics của Việt Nam.

Messenger Zalo Return To Top
0916757881