13/05/2022 | 15:41:20
Năm 2020 là năm đầy thách thức đối với kinh tế nói chung và ngành Dược nói riêng. Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) Doanh thu ngành dược phẩm năm 2020 chỉ tăng 2,8%, thấp hơn nhiều so với mức 11,8% trong 5 năm gần đây và SSI dự báo, năm 2021 ngành dược phẩm sẽ khôi phục được đà tăng trưởng với mức 15%.
Theo nhận định từ báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI), nguyên nhân chính dẫn đến đà tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt Nam bị chậm lại là do giai đoạn xã hội giãn cách xã hội và sự kiểm soát chặt chẽ việc đến bệnh viện đã làm gián đoạn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, do những người có vấn đề sức khỏe không cấp bách hạn chế khám chữa bệnh, dẫn đến doanh số kê đơn và bán thuốc ít hơn.
Vậy Thách thức chung của ngành Dược phẩm hiện nay là gì?
Phát triển các loại thuốc mới có thể chữa khỏi (hoặc ngăn ngừa) các bệnh nan y ngày nay
Thách thức rõ ràng nhất vẫn là thách thức lớn nhất. Các công ty dược lớn phải đưa ra một số phương pháp chữa trị mới cho những căn bệnh nan y hiện nay. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn liên tục vào nghiên cứu và phát triển nhưng cũng đạt được thành công lớn hơn trong việc phát hiện ra các phương pháp điều trị cải tiến mới có hiệu quả (và có thể nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý).
Kỳ vọng của khách hàng đang tăng liên tục
Bầu không khí thương mại chỉ ngày càng trở nên khó khăn hơn và tàn nhẫn hơn. Những người trả tiền chăm sóc sức khỏe tiếp tục ban hành nhiều hạn chế chi phí hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Đồng thời, họ không ngừng xem xét giá trị đồng tiền mà các loại thuốc cá nhân cung cấp cho các thành viên của họ một cách cẩn thận hơn bao giờ hết. Họ mong đợi những liệu pháp và phương pháp điều trị tốt hơn mang lại kết quả cao hơn vớimức giá hiệu quả hơn so với những kết quả lâm sàng trên thế giới thực để củng cố cho tất cả các tuyên bố được đưa ra về tính ưu việt của một loại thuốc so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Năng suất khoa học còn mờ nhạt
May mắn rằng các công ty dược lớn, sản lượng thuốc mới của họ đã giữ ở mức ổn định trong 10 năm qua. Giả sử rằng các quá trình khám phá và phát triển vẫn giống với những gì họ đã sử dụng trong quá khứ, vậy có điều kỳ diệu lại xuất hiện để năng suất tăng vọt vào năm 2021 khi tình hình năm 2020 gặp nhiều khó khăn? Nếu không có sự tăng trưởng đáng kể về năng suất phát hành thuốc mới, ngành công nghiệp sẽ tiếp tục bị thách thức nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu là một ngành khoa học và càng ngày trở lên phức tạp và cần trí tuệ của con người. Đó là một thách thức bởi thực tế là vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc kháng sinh khi mọi người sử dụng chúng một cách quá ngẫu nhiên trong thập kỷ qua và hơn thế nữa.
Hạn chế về công nghệ trong dây chuyền sản xuất, và giá nguyên phụ liệu tăng cao
Mặc dù có những báo cáo về tiềm năng phát triển, nhưng ngành công nghiệp Dược Phẩm của Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân, còn lại phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa phát triển và chưa áp dụng được công nghệ hóa dược hiện đại, cũng như chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chưa kể chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém.
Mỗi quy mô ngành khác nhau đều có những thách thức khác nhau. Những công ty lớn là vậy còn những công ty nhỏ càng thách thức nhiều hơn nữa. Vấn dề chất lượng nên được đặt lên hàng đầu.
Không đầu tư vào điều kiện vật chất-hạ tầng kỹ thuật
Để có thể cung cấp sản phẩm ra ngoài nước, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất đạt được tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice – Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Giấy chứng nhận GMP như là tấm vé vào trước tiên của thị trường thế giới khi muốn chứng minh chất lượng sản phẩm của mình. Đòi hỏi về nhu cầu GMP là điều khó khăn đối với các tổ chức nhỏ. Chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị, Cơ sở hạ tầng, Chất lượng con người, Kiểm soát quá trình sản xuất, Kiểm tra sản phẩm, Xử lý sản phẩm không phù hợp,..Đó là lượng chi phí lớn nghịch với năng suất của tổ chức.
Hàng rào kỹ thuật TTP càng làm khó sự cạnh tranh các sản phẩm của những công ty có quy mô nhỏ vì yêu cầu kỹ thuật các nước xuất khẩu chưa nói tới yêu cầu của trong nước.
Thêm vào đó vấn đề bảo quản sản phẩm sẽ không được quan tâm. Chất lượng đến tay người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Nguyên liệu và sản phẩm thuốc đều cần được bảo quản trong điều kiện phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như phân phối ra thị trường: Kiểm soát được nguyên liệu, Sản phẩm theo hạn sử dụng; Vị trí để sản phẩm; Quan tâm đến các tính chất riêng của các loại sản phẩm: có mùi hay không, nhạy cảm với ánh sáng hay không, dễ bốc hơi hay không, yêu cầu bảo quản trong nhiệt độ bao nhiêu, độ ẩm bao nhiêu, Thiết bị theo dõi, Tần suất theo dõi, Đóng thùng hàng như thế nào, Hệ thống quản lý được áp dụng đối với các sản phẩm.
Hoạt động theo tính tự phát
Các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp mang tính tự phát, chưa đầu tư được hợp lý vào quy trình sản xuất, nhái lại mẫu mã gây ra sự chống chất về giá cả. Các sản phẩm dược còn hạn chế về vấn đề công nghệ và R&D do đó việc tiến hành sản xuất dược với các công ty nhỏ từ 5 đến 10 người còn nhiều thách thức. Vậy để tăng chất lượng sản phẩm và tránh các vấn đề xảy ra thì đối với các loại thuốc, họ vẫn phải mua bản quyền sản xuất sản phẩm nhưng năng suất của họ không đủ để đáp ứng các yêu cầu. Khi năng suất không cao, việc cạnh tranh giá trên thị trường lớn.
Những vấn đề đó yêu cầu họ phải đối mặt với một loạt các áp lực kinh tế gia tăng, bao gồm giảm lợi nhuận do thua lỗ của các sản phẩm được cấp bằng sáng chế và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những người chơi chung và các đối thủ cạnh tranh đang phát triển trên thế giới. Đồng thời, họ đấu tranh để theo kịp các công nghệ sản xuất ngày càng phức tạp và giám sát quy định nghiêm ngặt. Đặc biệt là chú ý đến các yêu cầu về chất lượng.
Kiểm soát nhà cung cấp
Là vấn đề bất kỳ công ty nào cũng phải tiến hành để đảm bảo chất lượng từ đầu vào. Do thuốc của Việt Nam hiện tại chiếm tới 90% là thuốc generic, và nguyên liệu hầu như mua từ nước ngoài. Nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ (chiếm hơn 80% tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu).Nên vấn đề kiểm soát nhà cung cấp là vấn đề khó khăn.
Thách thức là thế, tuy nhiên, năm 2020 lại được đánh giá là một năm "đáng chú ý" đối với các hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành dược phẩm với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Đức, Hàn Quốc,...Điểm đặc biệt là những đối tác này đều có chuyên môn về danh mục thuốc chất lượng cao, có thể hỗ trợ các công ty dược phẩm Việt Nam để đạt được nhiều thành công hơn trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, phát triển ngành Hóa học cũng cần được phát triển song song để đảm bảo yêu cầu về nguồn nguyên liệu giúp cho thị trường Dược Phẩm của Việt Nam ổn định hơn trong tương lai.