Những khó khăn và hướng đi mới cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện, điện tử tại Việt Nam

21/05/2022 | 10:50:48
Khi các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài cân nhắc lựa chọn địa điểm xây dựng thêm hoặc di dời dây chuyền sản xuất, chuối cung ứng thì Việt Nam luôn là điểm đến được họ cân nhắc lựa chọn.

Lĩnh vực công nghiệp điện tử của Việt Nam bắt đầu phát triển với việc chúng ra được gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) vào năm 2006, mở đầu là sự thành lập của nhà máy sản xuất máy ảnh Canon - Nhật Bản và nhà máy Samsung – Hàn Quốc đều tại Bắc Ninh, Việt Nam.

Trong những năm gần đây, số lượng các nhà máy điện, điện tử không ngừng tăng lên đã đánh dấu những bước phát triển kinh tế mới của Việt Nam và mang đến cho chúng ta những cơ hội mới nhưng cũng gặp nhiều thách thức về thị trường. BLT.cert xin được nêu ra một số thách thức và cơ hội của ngành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để bạn đọc tiện theo dõi:

Trước tiên là về thị trường: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (27 nước thành viên) được kí kết tháng 6/2019; được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu vào tháng 2/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra nhiều cơ hội mới đối với Việt Nam trong việc xuất nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế, và tình hình xuất khẩu các sản phẩm linh kiện điện, điện tử của Việt Nam ngày càng được cải thiện, bằng chứng chỉ tính riêng quý I/2020 giá trị xuất nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh đến 28,7% (tương đương 9,08 tỷ USD), các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,2% (đạt 12,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm hàng điện, điện tử nước ta là Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông,…

Thị trường cũng chính là thách thức đối với ngành điện, điện tử Việt Nam hiện nay. Do việc thương mại tự do được mở cửa nên việc các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các mặt hàng nhập khẩu, có tính cạnh tranh cao sẽ dễ dàng tiếp cận mọi thị trường mà chúng ta đang hướng tới. Vì vậy đòi hỏi việc nâng cao năng lực canh tranh thông qua các cải cách, đổi mới, sáng tạo chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải luôn được đặt lên hàng đầu để giữ vững được thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế, cũng như vươn tới các thị trường tiềm năng khác.

Tiếp theo về nguồn nguyên liệu: Hiện nay, cơ hội để các doanh nghiệp trong nước liên kết sản xuất, cung cấp linh kiện, lắp ráp và tham gia vào từng công đoạn cho các tập đoàn có thương hiệu trên toàn cầu là rất lớn. Việc trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn này là cơ hội đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã giúp Việt Nam nhìn rõ những thách thức của ngành điện, điện tử trong việc thiết nguồn nguyên vật liệu nhập về từ Trung Quốc và quốc tế. Các doanh nghiệp điện, điện tử gặp khó khăn và không thể giải quyết được tình trạng này do hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến phải tạm ngừng sản xuất, gấy mất nhiều chi phí cho việc vận hành, thời gian chờ và không đạt kế hoạch đề ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo được sự ổn định trong sản xuất, kinh tế thì các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động trong việc sáng tạo, học hỏi, xây dựng và sản xuất nguồn cung cấp nguồn liệu ngay từ trong nước sẽ là cơ hội phát triển lớn đối với Việt Nam.

 
Messenger Zalo Return To Top
0916757881