Phát triển chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam thông qua HTQL ATTP

16/04/2022 | 10:45:40
Bài viết này căn cứ dựa trên báo cáo của Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển về vấn đề Quản lý An toàn thực phẩm tại Việt Nam: Những thách thức và cơ hội để đưa ra những giải pháp cho các bên tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm ứng phó với tình hình hiện nay và cách thức thực hiện các kế hoạch quản lý an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm là gì? Vấn đề An toàn thực phẩm tại Việt Nam

An toàn thực phẩm (ATTP) đề cập đến việc xử lý, chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm theo cách tốt nhất để giảm nguy cơ các cá nhân bị bệnh do các vi khuẩn trong thực phẩm gây ra. Các nguyên tắc của an toàn thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa thực phẩm bị nhiễm bẩn và gây ngộ độc thực phẩm.

Từ lâu, vấn đề ATTP đã được ngành công nghiệp thực phẩm và Chính phủ Việt Nam xem là vấn đề trọng yếu. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, đã có thêm nhiều bằng chứng cho thấy một lượng lớn thực phẩm thiếu an toàn theo các tiêu chuẩn và quan niệm về ATTP đã và đang lưu thông trên thị trường Việt Nam. Đã có một số nỗ lực đáng ghi nhận hướng tới cải thiện ATTP tại Việt Nam nhưng thực trạng hiện nay đòi hỏi nhiều cố gắng hơn nữa để xây dựng các giải pháp hiệu quả, có thể áp dụng trên diện rộng và đảm bảo tính bền vững.

Việt Nam là một trong những nước trong khu vực khởi đầu việc hiện đại hóa hệ thống luật pháp liên quan tới ATTP và đặt nền nóng cho hệ thống quản lý hiệu quả. Theo Luật ATTP năm 2013, VN có 3 bộ chịu trách nhiệm chính về thanh - kiểm tra ATTP là Bộ Y tế, Bộ  NN&PTNT, và Bộ Công Thương. Ngoài ra, Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) thuộc BKHCN là cơ quan đánh giá công nhận chính thức ở VN. Tuy nhiên, đã trải qua nhiều năm và chính phủ nhận thấy vẫn còn những vấn đề khó khăn tồn đọng: 

  • Mặc dù Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính trong Luật ATTP nhưng không có thẩm quyền đảm bảo việc triển khai các chương trình mục tiêu và chiến lược ATTP. 
  • Nguồn nhân lực cũng như năng lực và kỹ thuật tại cái khu vực và cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. 
  • Việc triển khai quản lý ATTP chưa có sự thống nhất quản lý và thực hiện giữa các bộ, ban ngành và địa phương. 
  • Hiện nay, công tác thanh kiểm tra ATTP chủ yếu tập trung vào sản phẩm đầu ra thay vì chú trọng vào việc triển khai các biện pháp phòng ngừa và thực hiện tại các cơ sở kinh doanh. 

Ảnh hưởng của ATTP đến sức khỏe con người

Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc top đầu những quốc gia có lượng lớn số ca bệnh truyền qua thực phẩm do vấn đề vệ sinh ATTP. Thực tế cho thấy, thực phẩm tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm bẩn vi sinh cao. Ví dụ: thịt lợn thường nhiễm bẩn với các vi sinh vật gây bệnh bao gồm salmonella spp, một loại vi sinh vật khi xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, việc thêm các chất phụ gia không hợp lý và sai phạm vào trong quá trình chế biến, bảo quản, đóng gói hay vận chuyển thực phẩm để đảm bảo hương vị và sự tươi ngon của thực phẩm cũng đã gây nên nhiều tác động đến sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ: các muối nitrat, nitrit natri được sử dụng phổ biến trong bảo quản thực phẩm là những icon vô cơ chứa nitơ, có thể gây đột biến, và dễ tác dụng với các amin trong cơ thể tạo thành nitrosamine-1, một hợp chất tiền ung thư. 

 

Ảnh hưởng của ATTP đến thương mại trong và ngoài nước

ATTP có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn có ý nghĩa tác động qua lại đến thương mại. Cụ thể, hàng hóa thương mại tăng lên có thể tạo ra các mối nguy cơ mới về ATTP và làm xuất hiện trở lại cũng nguy cơ đã được kiểm soát trước đó cũng như lây lan nhanh chóng thực phẩm bị ô nhiễm. Và ngược lại, cải thiện mức độ an toàn cho thực phẩm xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chí chứng nhận quốc tế có thể cho phép các sản phẩm của VN thâm nhập vào thị trường mới có giá trị thương mại cao hơn. 

Mặc dù VN có hồ sơ ATTP tốt hơn một số nước khác, tuy nhiên quy trình thực hiện vẫn còn kém và tồn đọng nhiều lỗ hổng. Thực phẩm kém an toàn là một rào cản để tiếp cận các thị trường quốc tế, đồng thời hàng hóa xuất khẩu có thể bị từ chối nếu không không đạt tiêu chuẩn.

Giải pháp khắc phục đối với thực trạng ATTP tại Việt Nam là gì?

Nhà sản xuất và cung ứng thực phẩm cần có trách nhiệm đối với quản lý an toàn thực phẩm cũng như đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Hậu quả của việc vi phạm những quy định về an toàn thực phẩm có thể rất nghiêm trọng. Hiện nay, nhiều nước đã áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế về ATTP nhằm xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.

  5 tiêu chuẩn về ATTP phổ biến tại Việt Nam: 

📍 Tiêu chuẩn ISO 220000:2018 tiêu chuẩn quốc tế về attp, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn) và ISO 9001-2015 (Hệ thống quản lý chất lượng).

📍 Tiêu chuẩn HACCP ( Hazard Analysis & Critical Control Point - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). 

📍 Tiêu chuẩn FSSC 22000 chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chuẩn về ATTP đầu tiên có quy mô quốc tế. 

📍 Tiêu chuẩn GMP hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. 

📍 Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP. 

Thực tế tại nhiều quốc gia phát triển đang áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về ATTP cho thấy những lợi ích to lớn của hệ thống quản lý ATTP:

  • Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận. 
  • Tránh rủi ro ngộ độc thực phẩm hoặc bất kỳ tác hại nào cho khách hàng.
  • Nâng cao độ an toàn và chất lượng của thực phẩm.
  • Cung cấp một sự đảm bảo chắc chắn rằng bạn tuân thủ các quy định của chính phủ về an toàn thực phẩm.
  • Giúp dễ dàng tổ chức từng bước chế biến, sản xuất và phục vụ thực phẩm trong tổ chức. 
  • Mở rộng hoạt động sang thị trường quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. 

 

BLT.cert cung cấp dịch vụ chứng nhận được công nhận trên phạm vi quốc tế. Với đội ngũ chuyên gia 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm,chúng tôi cung cấp dịch vụ đào tạo, đánh giá và chứng nhận ISO 22000, HACCP, FSSC 22000 trên khắp cả nước. BLT.cert cam kết đem đến sự công bằng, độc lập, khách quan, chất lượng và chuyên nghiệp, đưa công ty của quý khách hàng lên một tầm cao mới.

Tham khảo thêm các dịch vụ của chúng tôi:

Chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng nhận HACCP

Các khóa đào tạo về ATTP cho chuyên gia và doanh nghiệp

Messenger Zalo Return To Top
0916757881