Những khó khăn hiện nay đối với ngành công nghệ tái chế chất thải

11/05/2022 | 16:41:02
Việc phát triển kinh tế toàn cầu đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên cùng với đó là sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Để khắc phục những vấn đề này, các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn chú trọng đến các vấn đề xử lý chất thải tại nguồn cũng như các hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải mới đã được triển khai tại Việt Nam.

Rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề nan giải của chúng ta hiện nay, khi diện tích đất dùng cho việc chôn lấp rác thải đã dần cạn kiệt trong khi nhu cầu và gia tăng dân số ngày càng lớn. Vì vậy, việc đòi hỏi phải có giải pháp để xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay ở Việt Nam đang được Bộ tài nguyên và môi trường cũng như các bộ ban ngành khác tích cực nghiên cứu, triển khai và thực hiện. 

Theo ước tính, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, còn lại là rác thải ở vùng nông thôn. Công nghệ xử lý lượng chất thải này hiện này chủ yếu bằng việc chôn lấp chiếm 80%, còn lại là đốt, ủ phân hữu cơ và tái chế lượng rất nhỏ. Thách thức đặt ra rất lớn, đặt biệt nó ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai nếu chúng ta không cùng chung tay giảm tốn đa lượng rác thải ra cũng như tái sử dụng các sản phẩm vẫn còn sử dụng được. Để tăng tính khả thi trong việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải phát phù hợp trong việc xử lý chất thải cũng như tái chế, tái sử dụng chất thải tại Việt Nam, BLT.cert xin giới thiệu một số quốc gia đã rất thành công trong việc quản lý xử lý rác thải như: Nhật, Bỉ, Áo và Thụy Điển, theo thứ tự đi từ công nghệ gần gũi đến công nghệ tiến tiến nhất.

Đầu tiên là nước Nhật, một quốc gia đốt rác hiệu quả nhất. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả bắt nguồn từ ý thức của người dân. Công nghệ xử lý là công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi (CFB). Rác khi cho vào buồng đốt sẽ được vùi vào một lớp cát, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phẩn rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại một lần nữa. Nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn rất nhiều. Công nghệ này có thể đốt cháy cả những vật liệu “cứng đầu” nhất ở tốc độ nhanh, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác.

Thứ hai là nước Bỉ, với hệ thống quản lý rác 75% được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất thế giới. Nước Bỉ với hai quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến là quy trình Ecolizer và quy trình Sự kiện xanh. Ecolizer là hệ thống trên web quản trị việc sản xuất để lượng rác thải phát sinh thấp và sạch nhất. Hệ thống tính toán quá trình từ sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải giúp cho các nhà sản xuất đánh giá được các tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.

Tương tự, quy trình Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer nhưng được áp dụng cho các sự kiện, hoạt động mang tính chất nhanh, thời gian ngắn; hệ thống Sự kiện xanh sẽ tính toán lượng rác thải mà sự kiện có thể thải ra để giúp Ban tổ chức cũng như nhà thầu có các giải pháp giảm thiểu tối đa khi sự kiện diễn ra.

Thứ ba là nước Áo, quốc gia tái chế rác bằng công nghệ sinh học tân tiến. Công nghệ này xử lý khá triệt để đối với các sản phẩm nhựa PET mà hiện nay đang là bài toán của cả thế giới, vì hiện tại là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, hiệu quả rất kém. Với công nghệ sinh học của Áo, quốc gia này sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET, nhựa sẽ bị phân hủy thành phân tử và sau đố có thể dễ dàng chuyển đổi thành nhựa chất lượng cao.

Và cuối cùng là nước Thụy Điển, quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý. Lượng rác thải cần chôn lấp ở Thụy Điển chỉ chiếm khoảng 1%, còn lại 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất điện và nhiệt. Hiện nay, 50% lượng điện năng tiêu thụ của nước này đến từ năng lượng tái tạo thông qua mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện, hòa vào mạng điện quốc gia. Chính vì vậy, lượng rác trong nước tại Thủy Điển vẫn không đủ, họ phải nhập khẩu rác từ các nước khác, theo ước tính của Avfall Sverige, Thụy Điển nhập khẩu 2,3 triệu tấn rác trong năm 2020, tăng lượng nhập gần 2 lần so với năm 2015.

Vậy đâu là kinh nghiệm cho Việt Nam? Ta nhận thấy rằng điểm chung của những quốc gia xử lý rác thải hiểu quả là đến từ ý thức phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định của người dân. Cùng với đó là cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện của chính phủ cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, đầu tư xây dựng. 

 
Messenger Zalo Return To Top
0916757881