Thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực cơ khí, máy móc và thiết bị ở Việt Nam

10/05/2022 | 12:51:37
Lĩnh vực cơ khí, máy móc và thiết bị là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu, chiếm tỉ trọng 25,6%. Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng thực tiễn trong bối ảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với ngành sản xuất cơ khí của Việt Nam.

Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu, BLT.cert xin đưa ra nhận diện những cơ hội và thách thức hiện nay của ngành Cơ khí trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2017, số lượng doanh nghiệp cơ khí là 25.014 doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành 2,37% so với năm 2016; và chiếm tỷ trọng tăng trưởng 28,65% năm 2019 với những thành tựu tăng trưởng đã xây dựng được một số thưởng hiệu. sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị và phụ tùng.

Trước những tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cơ khí gặp không ít thách thức trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ lao động, bắt kịp xu hướng và chất lượng cơ sở hạ tầng để có thể tham gia chuối cung ứng toàn cầu và những áp lực cạnh tranh lớn đến nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Dưới đây, là một số cơ hội và thách thức đối với ngành cơ khí trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

Thứ nhất về thị trường: Công nghiệp 4.0 cho phép ngành cơ khí hội nhập trong một môi trường toàn cầu, cơ hội cạnh tranh cao khi có nhiều mặt hàng cơ khí công nghệ cao, nguồn khách hàng tiềm năng lớn do sự tự do thương mại giữa nhiều quốc gia. Nhưng cơ hội cũng chính là thách thức khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; sản phẩm chưa gây dựng được thương hiệu nên cơ hội canh tranh bị ảnh hưởng.

Thứ hai về nguồn nhân lực: Nhân lực ngành cơ khí có tố chất ham học hỏi và nhanh nhạy, dễ thích ứng với công nghệ mới đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, sáng tạo và hội nhập dễ dàng. Thách thức đòi hỏi việc đào tạo nguồn nhân lực từ các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học đến các doanh nghiệp phải luôn cập nhật, đổi mới để trang bị tốt các kỹ năng nền cho nguồn lao động cũng như giúp người học đủ năng lực để có thể làm chủ được công nghệ cũng như các phương thức vận hành mới.

Thứ ba về các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực Cơ khí: Vai trò của các hiệp hội của ngành thực sự rất quan trọng trong việc liên kết chặt chẽ và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp thành viên với nhau. Hiện nay trên tổng số hơn 25 nghìn doanh nghiệp ngành cơ khí mới chỉ có hơn 141 doanh nghiệp (năm 2021) trong hiệp hội, vì vậy đây chính là cơ hội cũng như là thách thức để các doanh nghiệp gắn kết tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn trong bối cảnh hiện nay.

Cuối cùng về sự chuẩn hóa về tiêu chuẩn, kỹ thuật đối với các sản phẩm của ngành: Công nghiệp 4.0 giúp kết nối toàn cầu về thông tin tiêu chuẩn, kỹ thuật, công nghệ đối với tất cả các nước phát tiển nhất trong lĩnh vực, giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, học hỏi và sáng tạo hơn. Nhưng đây cũng chính là thách thức đối với chúng ta, do việc xây dựng tiêu chuẩn, kỹ thuật của ngành chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ với việc hỗ trợ hoạt động của cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn và quy chuẩn đã đăng ký.

Trên đây là những cơ hội và thách thức đối với ngành Cơ khí, BLT.cert đề xuất cách giải quyết nếu như doanh nghiệp bạn cũng đang có những thách thức trên, thì việc xây dựng và triển khai phát triện hệ thống quản lý, đánh giá nên được thực hiện đầu tiên để giúp chuẩn hóa việc áp dụng thực tế với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, cũng như yêu cầu riêng của khách hàng.

Messenger Zalo Return To Top
0916757881