Thách thức với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhỏ

13/05/2022 | 08:58:36
Năm 2020, năm đầu tiên cả thể giới phải đương đầu với đại dịch COVID 19, rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thu nhỏ quy mô và sản xuất cầm trừng. Ngành sản xuất thực phẩm nói chung cũng chịu những ảnh hưởng nhất định tùy từng lĩnh vực. Vậy những thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ đang phải đối mặt là gì?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất thực phẩm với quy mô 5 - 9 người đến thời điểm 31/12/2018 là 2111 doanh nghiệp chiếm 23.8% trên tổng số 8.883 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Số lượng doanh nghiệp nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu doanh nghiệp thực phẩm hiện nay, tập trung chủ yếu ở các làng nghề, mà vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm trước nay tương đối gây lo ngại cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ hiện tại cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi phương thức sản xuất, trang bị thiết bị máy móc hiên đai, chu tình khép kín.

Xem xét cụ thể vào bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ta có thể dễ dàng nhận ra những thách thức mà họ đang phải đối mặt:

Thứ nhất, các vấn đề nội bộ:

- Quy mô nhỏ, hạn chế nguồn lực nên hầu như chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng, một người kiêm nhiệm nhiều công việc.

- Các thành viên cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Chưa định hình được cụ thể các công việc cần thiết để đảm bảo sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng.

- Cơ sở sản xuất cũng thường không đáp ứng các nguyên tắc cơ bản, ví dụ như nguyên tắc một chiều trong sản xuất.

- Khu vực sản xuất chưa được kiểm soát động vật gây hại.

- Sử dụng thiết bị, bao bi không đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hình ảnh miến phơi tràn lan trên đường quốc lộ hay kẹo bánh đổ đầy nên nhà chắc chắn đã gây ám ảnh tới người tiêu dùng một thời.

Thứ hai, các vấn đề bên ngoài:

Đại dịch ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn thế giời, và hiển nhiên có các nhà sản xuất thực phẩm. Với doanh nghiệp nhỏ thách thức này tăng lên gấp bội, không có nguồn quỹ đủ mạnh để duy trì hoạt động sản xuất và trả lương nhân viên đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào trạng thái phá sản. Đặc biệt với nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa hoàn toàn trong thời gian giãn cách xã hội. Để thích nghi với những thay đổi này nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi phương thức kinh doanh, kinh doanh trên các nên tảng công nghệ là biện pháp cho thấy hiệu quả rõ ràng nhất. Do đó, các nhà quản lý an toàn thực phẩm sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình giao hàng.

Các doanh nghiệp nhỏ vẫn luôn phải cạnh tranh với các ông lớn trong ngành, và đó luôn là một cuộc chiến không cân sức nếu các doanh nghiệp không biết xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và khu vực mà mình chiếm lợi thế.


Với sứ mệnh đảm bảo chất lượng hàng hóa và nâng cao chuẩn mực trong mọi mặt của đời sống, trong suốt quá trình phát triển và hoạt động hơn 20 năm, BLT.cert luôn là đơn vị hàng đầu trong việc chuẩn hóa và cải tiến quy trình sản xuất. Các chuyên gia về thực phẩm của chúng tôi đã và đang hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp thực phẩm lớn nhỏ trên khắp cả nước. 

Đối mặt với những thay đổi nhanh chóng của thị trường, người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái và khó tính hơn bao giờ hết, việc áp dụng và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng - an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp thực phẩm tồn tại vững chắc trong chuỗi cung ứng.

Tham khảo thêm các dịch vụ của chúng tôi:

Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm

Chứng nhận HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và hướng dẫn áp dụng HTQL An toàn thực phẩm

Messenger Zalo Return To Top
0916757881