17/01/2023 | 10:28:24
Các tiêu chuẩn rất quan trọng trong thương mại quốc tế vì các tiêu chuẩn không phù hợp có thể là rào cản đối với thương mại. Các tiêu chuẩn cung cấp các tham chiếu có thể nhận dạng rõ ràng được quốc tế công nhận và khuyến khích cạnh tranh bình đẳng trong các nền kinh tế thị trường tự do. Đó là mục đích ra đời của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. ISO là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ với số lượng thành viên là 167 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
ISO và lịch sử hình thành, phát triển
Tiền thân của ISO được nhen nhóm và bắt đầu thành lập vào năm 1926 với tên gọi Liên đoàn Quốc tế của các Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Quốc gia (ISA). Mục tiêu của nó là tạo ra các tiêu chuẩn trong lĩnh vực cơ khí. Nó đã bị giải thể trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1946, các đại biểu từ 25 quốc gia đã họp tại London để thành lập một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế mới. Năm 1947, tổ chức mới, ISO, bắt đầu hoạt động. Tên ISO có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “isos” có nghĩa là bình đẳng.
Đến nay, sau hơn 70 năm, ISO có các thành viên từ 167 quốc gia và hơn 3.000 cơ quan kỹ thuật chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn. Ban Thư ký Trung ương của có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để chia sẻ kiến thức và phát triển các Tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với thị trường, dựa trên sự đồng thuận, tự nguyện nhằm hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu. Trong suốt quá trình phát triển của mình, ISO đã đóng vai trò to lớn trong việc giảm bớt các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế dựa trên 4 nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn chính:
- Đáp ứng nhu cầu trên thị trường;
- Dựa trên ý kiến của chuyên gia toàn cầu;
- Được phát triển thông qua quy trình đa bên liên quan;
- Dựa trên sự đồng thuận.
ISO có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với hai tổ chức phát triển tiêu chuẩn quốc tế khác là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Năm 2001, ISO, IEC và ITU đã thành lập Tổ chức Hợp tác Tiêu chuẩn Thế giới (WSC) nhằm tăng cường hệ thống tiêu chuẩn của ba tổ chức. WSC cũng thúc đẩy việc áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế dựa trên sự đồng thuận trên toàn thế giới.
Nhóm thành viên và cấu trúc của ISO
ISO là một mạng lưới các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đại diện cho ISO tại quốc gia của thành viên. Có ba nhóm thành viên, mỗi nhóm có các mức độ tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau đối với hệ thống ISO:
- Các cơ quan thành viên: có ảnh hưởng đến việc xây dựng và chiến lược tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và biểu quyết trong các cuộc họp kỹ thuật và chính sách của ISO.
- Các thành viên quan sát: đồng hành cùng sự phát triển của các tiêu chuẩn và chiến lược ISO bằng cách tham dự các cuộc họp kỹ thuật và chính sách của ISO với tư cách là quan sát viên.
- Các thành viên đăng ký: luôn cập nhật về công việc của ISO nhưng không thể tham gia trực tiếp vào quá trình công việc.
Đứng đầu ISO là Đại hội đồng. Hội đồng ISO là cơ quan quản trị cốt lõi của tổ chức và báo cáo lên Đại hội đồng. Tư cách thành viên của Hội đồng dành cho tất cả các cơ quan thành viên và luân chuyển để đảm bảo rằng cơ quan đó đại diện cho cộng đồng thành viên.
Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
Bộ ISO 9000: Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng.
Bộ ISO 9000 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng nổi tiếng nhất thế giới dành cho các công ty và tổ chức thuộc mọi quy mô. Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng giúp các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
ISO 13485: Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng trang thiết bị y tế.
ISO 13485 là tiêu chuẩn dành riêng cho lĩnh vực trang thiết bị y tế. Tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu trong suốt quá trình cung ứng, sản xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế.
Bộ ISO 14000: Tiêu chuẩn về HTQL môi trường.
Bộ ISO 14000 cung cấp hệ thống để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách giảm thiểu tác động tới môi trường, giảm thiểu chất thải và phát triển bền vững hơn.
ISO 20000: Tiêu chuẩn về HTQL dịch vụ CNTT.
ISO/IEC 20000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên dành cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn này xác định phương thức áp dụng dịch vụ IT được định hướng và hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh doanh- hơn là những nhu cầu công nghệ.
ISO 22000: Tiêu chuẩn về HTQL ATTP.
ISO 22000 giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng của nguồn thực phẩm khi đến tay người tay dùng.
ISO 26000: Trách nhiệm xã hội.
ISO 26000 đưa ra những hướng dẫn giúp làm rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp và tổ chức có thể chuyển các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên toàn cầu.
Bộ ISO 27000: Tiêu chuẩn về HTQL an toàn thông tin.
ISO / IEC 27000 được biết đến rộng rãi, cung cấp các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thông tin ( ISMS ). ISO 27000 cho phép các tổ chức thuộc bất kỳ lĩnh vực nào quản lý sự an toàn của các tài sản thông tin như: thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ, thông tin nhân viên hoặc thông tin do bên thứ ba ủy thác.
ISO 45001: Tiêu chuẩn về HTQL an toàn và SKNN.
ISO 45001 được xây dựng dựa trên sự thành công của các tiêu chuẩn quốc tế trước đó trong lĩnh vực này như OHSAS 18001, của Tổ chức Lao động Quốc tế Hướng dẫn của ILO-ATVSLĐ. Tiêu chuẩn này giúp tổ chức cải thiện sự an toàn của nhân viên, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc tốt hơn, an toàn hơn.
ISO 50001: Tiêu chuẩn về HTQL năng lượng.
Được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức trong tất cả các lĩnh vực, ISO 50001 cung cấp một phương pháp thiết thực để cải thiện việc sử dụng năng lượng, thông qua việc phát triển hệ thống quản lý năng lượng (EnMS).
BLT.cert với tư cách là người đi đầu trong lĩnh vực tư vấn, đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ và chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chúng tôi cam kết đem đến chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như: chất lượng, quản lý rủi ro, sức khỏe, an toàn và môi trường, bảo mật thông tin, tính liên tục trong kinh doanh, v.v. BLT.cert luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng sự phát triển của Quý doanh nghiệp.
Để được hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách hàng vui lòng email về contact@bltcert.vn hoặc điện thoại tới 0916 757 881 để được hỗ trợ