Các yêu cầu của ISO 50001:2018

06/06/2022 | 17:15:20
ISO 50001 được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức trong tất cả các lĩnh vực. Tiêu chuẩn ISO này cung cấp một phương pháp thiết thực để cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, thông qua việc phát triển hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Vậy các doanh nghiệp áp dụng EnMS theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 cần đáp ứng những yêu cầu nào của tiêu chuẩn? Hãy cùng BLT.cert tìm hiểu nhé.

Trách nhiệm của doanh nghiệp - Đặt vấn đề cho việc áp dụng ISO 50001:2018

Chi phí năng lượng đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, dẫn đến giá dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ngày càng tăng. Theo quan điểm của mối liên hệ giữa hiệu quả năng lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhiều người mua bắt đầu đặt ra các mục tiêu riêng của họ liên quan đến hiệu suất năng lượng, khuyến khích chuỗi cung ứng của họ phải quan tâm hơn đến quản lý năng lượng. Do đó, Các công ty có thể tạo dựng vị trí chiến lược của mình một cách thích hợp  để có thể có thêm khả năng cạnh tranh so với các đối tác của họ. 

Ví dụ: Nhà bán lẻ quốc tế lớn TESCO đặt mục tiêu giảm 30% lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng của mình vào năm 2020 và đạt mức không khí thải vào năm 2050. 
Trong khi đó, nhà bán lẻ khổng lồ khác là Wal-Mart đã tuyên bố cắt giảm 20 triệu tấn GHG vào năm 2015 và giảm 30% việc sử dụng năng lượng tại các cửa hàng vào năm 2017.

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường là một động lực khác để các doanh nghiệp xem xét lại chính sách năng lượng của mình. Là một phần trách nhiệm của doanh nghiệp, bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, các tổ chức cũng cần thực hiện trách nhiệm giải trình đối với sự phát triển bền vững của môi trường và cộng đồng, bao gồm giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng về biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Đó là lý do các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 50001:2018. 

Yêu cầu của ISO 50001:2018 mà các doanh nghiệp cần tuân thủ

ISO 50001, tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng toàn cầu, quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý năng lượng. Tiêu chuẩn này dựa trên chu trình PDAC  (Plan-Do-Check-Act), phương pháp quen thuộc cốt lõi khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO khác. Tiêu chuẩn bao gồm 10 điều khoản chính như sau:

Khoản 1: Phạm vi

 Điều khoản này nêu chi tiết về phạm vi của tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm các yêu cầu về lập kế hoạch, thực hiện, duy trì và cập nhật hệ thống điều hành cũng như thông tin liên lạc hiệu quả.

Khoản 2: Tham chiếu quy phạm

Không có tài liệu tham khảo quy chuẩn nào được nêu ra  trong khoản 2. Điều khoản này được giữ lại để duy trì sơ đồ cấu trúc yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO.

Khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa

Phần này cung cấp các định nghĩa, giải thích về các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong tiêu chuẩn.

Khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

Điều khoản này thiết lập bối cảnh của EnMS của bạn và làm cơ sở cho phần còn lại của tiêu chuẩn. Bạn sẽ cần xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong cũng như nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan và các bên quan tâm, cũng như cách thức giá trị được chuyển giao cho họ. Ngoài ra, Điều khoản 4 yêu cầu bạn thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Khoản 5: Lãnh đạo

Điều khoản này nêu về vai trò của lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Ban lãnh đạo cao nhất phải thể hiện sự tham gia vào hệ thống quản lý và nhu cầu để thiết lập chính sách năng lượng, có thể bao gồm cam kết cụ thể cho tổ chức và ngữ cảnh ngoài những yêu cầu trực tiếp. Họ cũng chịu trách nhiệm về việc thiết lập chính sách năng lượng cũng như xây dựng khuôn khổ cho EnMS. Cuối cùng, lãnh đạo cao nhất cần phân công trách nhiệm và quyền hạn, cũng như hỗ trợ những người có liên quan để đảm bảo hệ thống được phát triển, thực hiện và cải tiến.

Khoản 6: Lập kế hoạch

Điều khoản này tập trung vào cách một tổ chức lập kế hoạch hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội được xác định trong Điều 4. Nó tập trung vào việc phát triển và sử dụng quy trình lập kế hoạch, thay vì một thủ tục để giải quyết cả một loạt các yếu tố và rủi ro liên quan. 

Khoản 7: Hỗ trợ

Điều khoản này là về việc thực hiện các kế hoạch và quy trình sẽ cho phép tổ chức hoàn thành tốt các trách nhiệm EnMS của họ. Các tổ chức sẽ cần xác định năng lực của cán bộ nhân viên thực hiện những công việc có ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống quản lý và khả năng hoàn thành nghĩa vụ của hệ thống, nhằm đảm bảo họ được đào tạo thích hợp.
Ngoài ra, điều khoản này còn có các yêu cầu đối với 'thông tin dạng văn bản' liên quan đến việc tạo, cập nhật và kiểm soát dữ liệu cụ thể. 

Khoản 8: Hoạt động

Điều khoản này đưa ra các yêu cầu EnMS của tổ chức phải đáp ứng để đạt được chứng nhận thành công, bao gồm:

• Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.

• Thiết kế.

• Quy trình đem lại kết quả. 

Điều khoản 9: Đánh giá hoạt động

Điều khoản này quy định về việc đo lường, đánh giá hiệu suất và quản lý năng lượng để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và giúp tổ chức liên tục cải tiến. Tổ chức sẽ cần phải xem xét những gì nên được đo lường, các phương pháp được sử dụng và khi nào dữ liệu nên được phân tích và báo cáo. Tổ chức cũng cần lập kế hoạch thu thập dữ liệu năng lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn. 

Khoản 10: Cải tiến

Điều khoản này yêu cầu các tổ chức xác định cơ hội và liên tục cải thiện tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả của EnMS để liên tục chứng minh hiệu suất năng lượng. 


BLT.cert là tổ chức chứng nhận hàng đầu, cung cấp dịch vụ chứng nhận được công nhận trên phạm vi quốc tế. Với đội ngũ chuyên gia 20 năm kinh nghiệm, BLT.cert đem đến sự công bằng, độc lập, khách quan, chất lượng và chuyên nghiệp, đưa công ty của quý khách hàng lên một tầm cao mới. 

Chúng tôi không ngừng giám sát và nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo rằng nguồn lực của BLT.cert luôn ở tầm cỡ hàng đầu!

Tham khảo thêm về đánh giá chứng nhận của chúng tôi: 

Chứng nhận IS 50001:2018

 
Messenger Zalo Return To Top
0916757881