Chi phí để đạt được chứng nhận ISO là bao nhiêu?

10/05/2022 | 15:40:20
Việc đạt được chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý, chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO là một trong những nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp mong muốn khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp, nhằm hướng tới gia nhập chuỗi cung ứng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc nhà cung cấp, các bên liên quan khác và mở rộng thị trường tiềm năng. Theo đó, như một lẽ dĩ nhiên, vấn đề chi phí để đạt được chứng nhận cũng là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu về tiêu chuẩn, mà phổ biến nhất hiện nay là chứng chỉ ISO.

Việc nắm rõ chi phí chứng nhận của các tổ chức chứng nhận (Certification Body) là cần thiết. Điều này nhằm giúp cho các tổ chức chuẩn bị hoặc lập ngân sách cho dự án ISO (chứng nhận và/hoặc đào tạo). Đó là lí do tại sao đây luôn là vấn đề được doanh nghiệp vô cùng quan tâm.

Có một thực tiễn hiện nay rằng chi phí của chứng nhận ISO có thể khiến các doanh nghiệp miễn cưỡng muốn được chứng nhận, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới thành lập Hệ thống quản lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Việc được chứng nhận ISO có thể tốn kém, nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả, trong đó có nhiều yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Mặc dù có những chi phí liên quan đến việc triển khai ISO như chi phí đăng ký và chi phí tài nguyên nội bộ, các doanh nghiệp nên xem chứng nhận là một khoản đầu tư vào sự phát triển của tổ chức. Việc được chứng nhận Hệ thống quản lý/Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO có thể mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức của bạn hơn những gì mà bạn phải chi trả.

Để trả lời cho câu hỏi: Chi phí chứng nhận ISO là bao nhiêu?, có thể nói ngắn gọn là rất đa dạng. Bởi lẽ có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận và quyết định khoản tiền mà bạn phải bỏ ra để đạt được chứng chỉ.


Các yếu tố đó bao gồm:

- Quy mô của tổ chức: Mỗi doanh nghiệp, tổ chức lại có quy mô (các chi nhánh, văn phòng, nhà máy; số lượng nhân viên…) khác nhau. Với những doanh nghiệp có các chi nhánh cách xa nhau, việc này còn có thể làm gia tăng chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia đánh giá (bao gồm trong chi phí chứng nhận).

- Lĩnh vực công nghiệp: Độ phức tạp trong ngành công nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện cũng là điều quan trọng để các tổ chức chứng nhận đưa ra chi phí chứng nhận.

- Khoảng cách giữa hệ thống hiện tại của công ty và những hệ thống được xác định trong tiêu chuẩn ISO: Đối với những doanh nghiệp mới thiết lập hệ thống quản lý, hệ thống quản lý còn nhiều điểm lỗi về chất lượng, khoảng cách với tiêu chuẩn càng lớn thì có thể doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều hơn để tiến hành áp dụng theo tiêu chuẩn

- Tổ chức lựa chọn chứng nhận nhiều hơn một tiêu chuẩn: Việc tích hợp các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO cho một tổ chức là điều bình thường (Ví dụ: Một doanh nghiệp được chứng nhận của ISO 9001, ISO 14001 và ISO 45001 về Hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp). Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là chi phí chứng nhận cho nhiều hơn một tiêu chuẩn sẽ cao hơn, mặc dù vậy, việc tích hợp chứng nhận nhiều tiêu chuẩn trong một lần đánh giá sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc đánh giá chứng nhận nhiều lần riêng lẻ. 

- Chi phí của nhân viên để xây dựng tài liệu, và thực hiện đánh giá nội bộ và các cuộc họp đánh giá hệ thống

- Chi phí tư vấn ISO/ Chi phí đào tạo để nhân viên thấu hiểu tiêu chuẩn

- Chi phí đánh giá chứng nhận (phí đánh giá chứng nhận bên ngoài)

- Chi phí đánh giá giám sát 

- Chi phí duy trì hệ thống quản lý

- Chi phí thuê phiên dịch viên (nếu cần)

Chứng nhận ISO có nghĩa là bên thứ ba đã xác nhận một cách độc lập rằng công ty tuân thủ một bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thiết lập. Tính đến nay, ISO đã phát triển hơn 22.000 tiêu chuẩn quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau dành cho các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng như một khuôn khổ chung. 

Để đạt được chứng chỉ ISO, một công ty phải thực hiện một loạt các cuộc đánh giá do một tổ chức độc lập gọi là tổ chức chứng nhận thực hiện. Trong quá trình chứng nhận, những chuyên gia đánh giá của bên thứ ba này tiến hành đánh giá chứng nhận để xác định xem các quy trình của tổ chức cũng như các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức có đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn ISO hay không.

Phí đánh giá bên ngoài dựa trên chi phí để duy trì chứng nhận ISO trong ba năm.

Số ngày công mà chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận dành ra để thực hiện đánh giá xác định chi phí của cuộc đánh giá chứng nhận. Số ngày của chuyên gia đánh giá dựa trên số lượng nhân viên trong tổ chức. Ngoài ra, phí đánh giá bên ngoài phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và số lượng chi nhánh hoặc địa điểm hoạt động. Quy mô và độ phức tạp của tổ chức của bạn sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí thực hiện. Tổ chức càng lớn và mức độ phức tạp trong công việc họ thực hiện càng cao thì chi phí chứng nhận cũng sẽ cao hơn so với các tổ chức có quy mô nhỏ, hoạt động đơn giản. Một cách để giúp kiểm soát mức chi phí đó là giới hạn phạm vi chứng nhận. Mặc dù điều này luôn phải được thực hiện vì lợi ích của kết quả dự kiến của doanh nghiệp, nhưng các công ty có thể lưu ý rằng phạm vi ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí Chứng nhận. Ví dụ, các chi nhánh và địa điểm bổ sung có thể yêu cầu thêm ngày công đánh giá, vì vậy lợi ích của việc bao gồm các văn phòng chi nhánh cần được xem xét cẩn thận.

Sự thật là quy mô và độ phức tạp của tổ chức ảnh hưởng lớn đến chi phí chứng nhận, bạn có quyền lựa chọn về cách bạn sẽ thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO và phần này có ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí. Doanh nghiệp tự tin về hệ thống quản lý của mình có thể tự lên kế hoạch để tiết kiệm chi phí và thời gian, nếu không, bạn vẫn có thể thuê tổ chức tư vấn bên ngoài để giúp đỡ. 

Các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài thường xác định một số sự không phù hợp, được định nghĩa trong ISO 17021 là việc không đáp ứng các yêu cầu. Mặc dù một sự không phù hợp không nhất thiết là một điều xấu, nhưng một số sự không phù hợp có thể chỉ ra những điểm yếu chính trong hệ thống quản lý của một tổ chức. Một công ty nên sửa chữa cả những điểm không phù hợp nhỏ và lớn càng sớm càng tốt để có thể cắt giảm chi phí, thời gian thực hiện quy trình, hạn chế lỗi,....

Cho dù bạn đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hay đang làm việc để tuân thủ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) thông qua ISO 27701:2019, chứng nhận cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bằng cách giảm chi phí vận hành, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan và giảm rủi ro. Kết quả là, lợi ích tài chính của chứng nhận ISO hầu như luôn lớn hơn chi phí trả trước. Đối với nhiều tổ chức, chứng nhận ISO thực sự rất hợp lý.

Chi phí chứng nhận ISO có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô tổ chức của bạn, tiêu chuẩn bạn đang thực hiện và hơn thế nữa. Cách tốt nhất để có được ý tưởng chính xác về chi phí chứng nhận ISO là yêu cầu báo giá từ tổ chức chứng nhận bên thứ ba của bạn.


BLT.cert là Tổ chức chứng nhận sự phù hợp thứ ba độc lập. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận ISO cho các tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước. Để lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp, vui lòng tham khảo thêm tại đây.

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP - BLT.CERT

HOTLINE HỖ TRỢ 24/7: 0916 757 881

Trụ sở: Số 09-BT5, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam.

VPGD Miền Bắc: Tầng 6, Tòa nhà HLT, Số 23 ngõ 37/2 Dịch Vọng, P. Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Tel: (+84) 936.363.098

VPGD Miền Trung: 186A Nguyễn Sỹ Sách, P. Hưng Dũng, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Tel: (+84) 904.24.25.25

VPGD Miền Nam: 376 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tel: (+84) 989.998.282

Email: contact@bltcert.vn

Website: www.bltcert.vn

Facebook: www.facebook.com/BLT.cert

NHẬN BÁO GIÁ NGAY

Messenger Zalo Return To Top
0916757881